Các hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay

Các hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay

Trong các hoạt động thương mại hay cuộc sống thường ngày, hợp đồng là một cam kết không thể thiếu, giúp thể hiện sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.

Bài viết dưới đây tổng hợp các hình thức hợp đồng phổ biến mà doanh nghiệp cần nắm rõ!

Các hình thức hợp đồng là gì?

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Khi các bên đồng ý giao kết hợp đồng theo hình thức nhất định thì hợp đồng được coi là giao kết phù hợp với hình thức đó. Nếu pháp luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc cấp phép của cơ quan công chứng nhà nước thì  phải tuân theo quy định đó. Đối với hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận hợp đồng dưới một số hình thức (bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể).

Có những hình thức hợp đồng nào?

Hợp đồng bằng miệng (bằng lời nói)

Hợp đồng bằng miệng hay hợp đồng bằng lời nói là hợp đồng được thực hiện dưới hình thức lời nói. Các bên trao đổi nội dung đã thỏa thuận với nhau thông qua lời nói trực tiếp hoặc qua điện thoại, điện thoại, thông tin điện tử,… bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trong hợp đồng và giao kết hợp đồng. Tất cả các loại hợp đồng đều có thể được giao kết bằng miệng, trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức hợp đồng.

Do ưu điểm của giao kết hợp đồng miệng là tương đối đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém nên được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự, tuy nhiên hình thức hợp đồng này ít được sử dụng trong các giao dịch thương mại.

Do sự tiện lợi của cách giao kết này mà trên thực tế, có nhiều hợp đồng đáng lẽ cần phải được lập bằng văn bản hoặc bằng văn bản có công chứng, chứng thực như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê bất động sản…, nhưng do các bên muốn đơn giản các thủ tục nên thường lập giao kết hợp đồng đồng dưới hình thức lời nói, vì thế dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp rất khó giải quyết.

Theo Khoản 3, Điều 400, Bộ luật dân sự 2015 quy định: Thời điểm hình thành hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật không nói rõ đó là thời điểm cụ thể nào nên trên thực tế, nếu các bên giao kết hợp đồng bằng lời nói cần chú ý thời điểm giao kết là thời điểm mà các bên đã hiểu rõ về nội dung cơ bản của hợp đồng và chấp thuận thực hiện nó trong điều kiện hiểu biết đó.

Các hình thức hợp đồng: Hợp đồng bằng văn bản 

Một hợp đồng bằng văn bản đảm bảo rằng các mong muốn của các bên được thể hiện rõ ràng và mỗi điều khoản trong hợp đồng dự định sẽ được các bên cam kết những gì. Trong văn bản này, hai bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và có chữ ký xác nhận của hai bên. Khi tranh chấp xảy ra, hợp đồng được lập thành văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng bằng miệng. Tùy theo nội dung của hợp đồng mà các bên có thể dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình đối với bên kia.

Đối với những hợp đồng mà thời gian thực hiện và thời gian ký kết khác nhau, các bên thường lựa chọn hình thức này. Thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. Hợp đồng được coi là bằng chứng về quyền công dân của anh ta.

Theo quy định về hình thức của giao dịch dân sự, nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản được công chứng, chứng thực thì các bên phải tuân theo quy định này (Điều 119 (2) Bộ luật Dân sự – 2015).

Hợp đồng giấy truyền thống

Đây là hình thức hợp đồng thể hiện bằng ngôn ngữ viết, được trình bày trên một chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà các bên có thể đọc, lưu giữ và bảo bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. Trong hợp đồng truyền thống bao gồm:

+ “Giấy tay”, văn bản thường không có công chứng bao gồm văn khế, văn bản dưới dạng chứng nhận hợp đồng…và phiếu giữ xe, biên nhận…

+ Văn bản có công chứng, chứng thực.

+ Văn bản phải đăng ký, xin phép như: đăng ký hợp đồng, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng…

Các hình thức hợp đồng: Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử

Theo Điều 33, Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” Theo đó, hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).

Theo như khái niệm được nêu rõ trong Luật giao dịch điện tử, thì hợp đồng điện tử được giao kết bằng thông điệp dữ liệu. Tất cả các đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, nhận, gửi hợp đồng đều được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Ngoài sự tham gia của hai chủ thể chính là bên mua và bên bán, trong hợp đồng điện tử còn xuất hiện thêm một chủ thể thứ 3 nữa đó chính là bên tổ chức, cơ quan trung gian. Là các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử và các nhà cung cấp mạng.

>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử – Mặt hàng thiết yếu của doanh nghiệp đương thời

Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy

– Tiện lợi và nhanh chóng: Hợp đồng điện tử có thể ký kết ở bất kỳ đâu mà không cần hai bên phải gặp nhau. 

– Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm:  Khi cần tìm hợp đồng, chỉ cần tìm kiếm trên dữ liệu điện tử là có thể rất nhanh chóng và chính xác biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại.

– Tiết kiệm thời gian và chi phí:  Mọi quá trình của hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến, không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ; có thể giảm thiểu tối đa thời gian khi không phải cần chuyển hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.

Các hình thức hợp đồng – Giới thiệu Hợp đồng điện tử CyberSign

Thấu hiểu được những trăn trở của doanh nghiệp, CyberLotus đã triển khai các giải pháp phần mềm số, ứng dụng công nghệ tiên tiến như: chữ ký số, hóa đơn điện tử, và nổi bật là phần mềm quản lý ký số văn bản và hợp đồng điện tử CyberSign.

CyberSign là phần mềm quản lý quy trình ký văn bản nội bộ, quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và đối tác trên nền tảng đám mây. Đây được xem là công cụ làm việc từ xa hữu hiệu và là trợ thủ đắc lực cho các giao dịch trực tuyến không tiếp xúc của tổ chức, doanh nghiệp.

Theo đó, CyberSign cho phép người dùng thực hiện trình và ký duyệt văn bản nội bộ, thiết lập quy trình nghiệp vụ, ký hợp đồng điện tử và quản trị hệ thống. Chỉ qua một vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp có thể dễ dàng ký duyệt nhiều văn bản, hợp đồng cùng lúc, qua đó tối ưu vận hành và quản trị hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp

Các hình thức của hợp đồng là gì?

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Khi các bên đồng ý giao kết hợp đồng theo hình thức nhất định thì hợp đồng được coi là giao kết phù hợp với hình thức đó.

Hiện nay có những hình thức hợp đồng nào?

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay là:
– Hợp đồng bằng miệng (bằng lời nói)
– Hợp đồng giấy ( hợp đồng văn bản truyền thống)
– Hợp đồng điện tử

Lời kết

Bài viết trên đây chia sẻ các hình thức hợp đồng phổ biến hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hóa, xu hướng sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng tăng, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng. CyberSign tự hào là phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử từ xa hữu hiệu, là trợ thủ đắc lực cho các giao dịch không tiếp xúc của tổ chức/doanh nghiệp.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital