Có các loại hợp đồng điện tử nào? Căn cứ phân loại hợp đồng điện tử

Các loại hợp đồng điện tử

Việc giao kết bằng hình thức hợp đồng điện tử ngày càng phổ biến, thay thế cho các hình thức hợp đồng khác, nhất là hợp đồng giấy truyền thống. Lựa chọn hợp đồng điện tử phù hợp với mục đích sử dụng giúp doanh nghiệp kết nối dễ dàng với nhiều đối tượng khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bài viết dưới đây là tổng hợp các loại hợp đồng điện tử khác nhau và căn cứ phân loại chúng!

Phân loại hợp đồng điện tử theo chủ thể, mục đích, nội dung

Hợp đồng lao động điện tử

Hợp động lao động điện tử là giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về công việc có trả công, trả lương, về các điều kiện lao động, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động đó,… những thông tin này được lưu dưới dạng thông tin điện tử và có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Do đó, mọi tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động đều được giải quyết theo quy định của các luật liên quan.

Đặc điểm của hợp đồng lao động điện tử:

Nội dungĐặc điểm
Chủ thể của hợp đồngNgười lao động và người sử dụng lao động.
Mục đích của hợp đồng lao độngHoàn thành quá trình lao động, không phải là sự thực hiện kết quả lao động.
Hình thứcThông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng không cần gặp trực tiếp.

– Hai loại hình hợp đồng lao động điện tử hiện hành:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hai bên không xác định thời hạn hay thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hai bên có xác định thời hạn hoặc thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

>> Xem thêm: Top 5 phần mềm ký hợp đồng điện tử tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được lập dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo Điều 1 Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH1, hợp đồng dân sự điện tử “không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.”

– Đặc điểm của hợp đồng dân sự: 

Nội dungĐặc điểm
Chủ thể của hợp đồngCá nhân hoặc pháp nhân.
Mục đích của hợp đồng Lợi ích hợp pháp của các bên.
Nội dung của hợp đồngQuyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể đã thỏa thuận.
Hình thứcThông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử.

– Phân loại (6 loại hợp đồng phổ biến, theo Điều 402, Bộ Luật Dân sự 91/2015/QH13): 

+ Hợp đồng song vụ: Hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

+ Hợp đồng đơn vụ: Hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ thực hiện;

+ Hợp đồng chính: Hợp đồng mà có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;

+ Hợp đồng phụ: Hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;

+ Hợp đồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba: Hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện một số nghĩa vụ mà người thứ ba là người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;

+ Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định.

Các loại hợp đồng điện tử phổ biến
Hợp đồng điện tử theo chủ thể, mục đích, nội dung

Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên là thương nhân, còn lại là các chủ thể có tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu, trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. 

Hợp đồng thương mại điện tử được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 36/2005/QH11 và Bộ Luật Dân sự.

Những đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử:

Nội dungĐặc điểm
Chủ thể của hợp đồngMột bên là chủ thể thương nhân và một / các bên còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý.
Mục đích của hợp đồng Lợi nhuận.
Đối tượng của hợp đồngHàng hóa.
Bao gồmHợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và Hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại điện tử

 Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Các đặc điểm của Hợp đồng thương mại:

Nội dungĐặc điểm
Chủ thể của hợp đồngMột bên chủ thể là thương nhân; chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý. 
Thương nhân bao gồm: Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc các nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 2 Luật thương mại 36/2005/QH11).
Đối tượngHàng hóa (Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 36/2005/QH11).
Mục đích của hợp đồng Lợi nhuận.
Nội dung của hợp đồngThể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ hợp đồng, đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận.
Hình thứcHợp đồng được thể hiện hoàn toàn dưới dạng thông điệp dữ liệu; trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử. Những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng.

 Hợp đồng cung ứng dịch vụ 

 Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia hợp đồng. Một bên được gọi là bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên sử dụng dịch vụ (được gọi là khách hàng) và nhận thanh toán từ bên khách hàng. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 36/2005/QH11).

Các đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ:

Nội dungĐặc điểm
Chủ thể của hợp đồngLà bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng); hai bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Đối tượngLà một loại hình cung ứng dịch vụ đơn giản hoặc phức tạp, gắn liền với việc mua bán hàng hóa.
Nội dung của hợp đồngLà quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ (có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên khách hàng) và bên sử dụng dịch vụ (có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Hình thứcCó thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 74 Luật Thương mại 36/2005/QH1).
Căn cứ phân loại Hợp đồng điện tử: theo mục đích, chủ thể, công nghệ sử dụng

Phân loại hợp đồng điện tử theo công nghệ sử dụng

Hợp đồng điện tử theo công nghệ sử dụng được chia ra 3 loại:

Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên website

Loại hợp đồng này được soạn sẵn trên giấy, sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký.

Các hợp đồng được đưa lên website thường sẽ ở dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và 2 nút lựa chọn: Đồng ý hoặc Không đồng ý ký hợp đồng.

Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Loại hợp đồng này không phải soạn sẵn mà được hình thành một cách tự động. Các thông tin mà khách hàng nhập vào sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính. Sau khi điền xong, thông tin sẽ được tổng hợp ở cuối giao dịch và hiển thị lại cho khách hàng. 

Cuối cùng, khách hàng xác nhận đồng ý và một bản sao lưu sẽ được chuyển về cho khách hàng bằng hình thức email hay qua điện thoại.

Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Loại hợp đồng này sử dụng hình thức thư điện tử để ký kết hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng điểm khác biệt là phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email, …

Một số câu hỏi thường gặp

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Có những loại hợp đồng điện tử nào?

Hợp đồng điện tử được phân thành hai loại chính:
– Hợp đồng điện tử theo chủ thể, mục đích, nội dung.
– Hợp đồng điện tử theo công nghệ sử dụng.

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ các loại hợp đồng điện tử phổ biến. Việc lựa chọn hợp đồng điện tử sẽ căn cứ vào cách phân loại khác nhau, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử CyberSign luôn sẵn sàng đồng hành hỗ trợ khách hàng sử dụng phần mềm hiệu quả, nhanh chóng nhất.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital