Cập nhật những lưu ý về nội dung áp dụng trong Hợp đồng điện tử

Cập nhật những lưu ý về nội dung áp dụng trong Hợp đồng điện tử

Làn sóng dịch bệnh ngày càng phức tạp, việc gặp mặt trực tiếp đối tác dần trở nên “xa xỉ”. Điều đó đã thúc đẩy doanh nghiệp dần sử dụng hợp đồng điện tử thay thế phương thức làm việc truyền thống.

Hợp đồng điện tử chính là “cứu tinh”, cho phép các doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ xa trong thời điểm “ngăn sông cấm chợ” này. Để tận dụng tối ưu công cụ này, doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ lưu ý trong hợp đồng điện tử. Đặc biệt là các quy định của pháp luật hiện hành.

Nội dung liên quan: Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử?

Lưu ý trong hợp đồng điện tử: Chủ thể trong giao kết hợp đồng

Trong giao dịch điện tử, thông thường là người mua và người bán. Ngoài ra còn xuất hiện các chủ thể thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Chủ thể thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng. Họ tham gia với tư cách hỗ trợ việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý. Có thể kể đến:

  • Đảm bảo việc chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử
  • Xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
lưu ý trong hợp đồng điện tử

Lưu ý trong hợp đồng điện tử: Thời điểm, địa điểm gửi/nhận thông điệp dữ liệu

Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác, thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

  • Là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin. Nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
  • Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu: là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp có nhiều trụ sở thì địa điểm là nơi có liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Thời điểm, địa điểm nhận thông điện dữ liệu trong hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác:

  • Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu. Thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; Nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin, là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.
  • Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận, nếu là cơ quan, tổ chức. Nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp có nhiều trụ sở thì địa điểm là nơi có liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Nội dung áp dụng trong hợp đồng điện tử

Với hợp đồng điện tử, nội dung tương tự như hình thức hợp đồng truyền thống: chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…

Ngoài ra, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có những điểm khác biệt:

  • Ngoài địa chỉ pháp lý thông thường, còn đảm bảo đầy đủ các thông tin địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.
  • Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.
  • Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số,… để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
  • Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử,…

>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

Câu hỏi thường gặp:

Những lưu ý trong hợp đồng điện tử

Đối với hợp đồng điện tử, bạn cần lưu ý một vài tiêu chí như:
– Chủ thể trong giao kết hợp đồng điện tử
– Thời điểm, địa điểm gửi/nhận thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử
– Nội dung áp dụng trong hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có điểm khác biệt gì so với hợp đồng truyền thống?

– Cần đảm bảo đầy đủ các thông tin địa chỉ email, website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.
– Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử.
– Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số,… để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.
– Hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử,…

Nef Digital