Chữ ký số cá nhân là gì? Chữ ký số cá nhân có bắt buộc trong hợp đồng điện tử?

chữ ký số cá nhân

Khái niệm về chữ ký số có lẽ đã không còn xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp bởi sự hữu dụng mà nó đem lại. Tuy nhiên chữ ký số vẫn chưa thịnh hành với cá nhân độc lập. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về chữ ký số cá nhân và những quy định về chữ ký số cá nhân trên hợp đồng điện tử.

Chữ ký số cá nhân là gì?

Theo Điều 3, Thông tư 41/2017/TT-BTTTT, chữ ký số cá nhân là chữ ký điện tử được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cá nhân. Nói theo cách khác, chữ ký số cá nhân có giá trị tương đương chữ ký tay, được sử dụng trên môi trường điện tử. Chữ ký số cá nhân thường được sử dụng với mục đích xác minh danh tính của đối tượng thực hiện ký trong các trường hợp:

  • Ký kết các văn bản, tài liệu điện tử như hợp đồng kinh doanh, cam kết thỏa thuận hay xuất hóa đơn,…
  • Các giao dịch thông qua hình thức trực tuyến: kê khai khoản thu nhập cá nhân, sử dụng các dịch vụ như mobile banking, internet banking, các giao dịch chứng khoán, mua bán hàng trực tuyến…

Nội dung của chữ ký số cá nhân bảo gồm 2 thành phần chính:

–  Tên chủ thể chứng thư số, các thông tin cá nhân liên quan

– Tên của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được cấp phép bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chữ ký số cá nhân
Chữ ký số cá nhân mang nhiều ưu điểm hỗ trợ tối đa người dùng trong các giao dịch trực tuyến.

Đối tượng sử dụng chữ ký số cá nhân 

Trong thời đại chuyển đổi số, các hình thức giao dịch trực tuyến xuất hiện càng nhiều thì nhu cầu sử dụng chữ ký số ngày càng gia tăng. . Nhìn chung, có hai đối tượng cá nhân sử dụng chữ ký số:

  • Cá nhân thuộc tổ chức/doanh nghiệp: sử dụng chữ ký số cá nhân trong giao dịch nội bộ, hoặc thực hiện giao dịch với đối tác, khách hàng trong phạm vi quyền hạn. 
  • Cá nhân độc lập: mọi công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng chữ ký số cho các giao dịch trực tuyến.

Căn cứ pháp lý của chữ ký số cá nhân

Căn cứ quy định tại Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT ngày 19/10/2015: “Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số cá nhân có giá trị tương đương văn bản giấy mà cá nhân đó ký tay; Văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu có giá trị tương đương văn bản giấy được ký tay bởi người có thẩm quyền đó và được đóng dấu”.

Những lợi ích của chữ ký số cá nhân

Tối giản các bước chuẩn bị hành chính

Ưu điểm lớn nhất của chữ ký số so với hình thức ký truyền thống là cho phép người sử dụng giảm bớt các bước trong quy trình ký kết. Thay vì phải in ấn hồ sơ bản cứng như trước, chữ ký số cho phép người dùng đọc và ký kết trực tiếp trên văn bản điện tử. Công tác quản lý, lưu trữ, tra cứu tài liệu từ đó cũng trở nên dễ dàng hơn.

Chữ ký số còn bằng chứng pháp lý cho các giao dịch điện tử và xác thực nội dung đã ký kết của các bên, không có cơ sở phủ nhận chữ ký cá nhân khi đã thực hiện việc ký số. Từ đó, hợp đồng sẽ được đảm bảo tính vẹn toàn.

Linh hoạt trong việc thực hiện ký kết

Thay vì chỉ có thể thực hiện ký văn bản trực tiếp tại văn phòng trong giờ hành chính thì giờ đây, người dùng chữ ký số có thể thực hiện ký số bất kỳ lúc nào chỉ với laptop, máy tính,…. 

Đảm bảo tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử

Chữ ký số cá nhân đảm bảo tính bảo mật của các thông tin trao đổi, đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời, chữ ký số cá nhân còn là cơ sở pháp lý để xác minh các giao dịch điện tử và nội dung đã ký kết của hợp đồng.

Quy định về chữ ký số trên hợp đồng điện tử

Căn cứ vào điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP,  giá trị pháp lý của chữ ký số được thông qua như sau:

  • Một văn bản đạt yêu cầu trong trường hợp pháp luật quy định văn bản phải có chữ ký thì thông điệp dữ liệu đó phải được ký bằng chữ ký số và được đảm bảo an toàn theo quy định.
  • Một văn bản đạt yêu cầu trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu bởi cơ quan tổ chức thì văn bản đó cần được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó an toàn bảo mật.

Tại Chương V thuộc nghị định này, chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực tương đương chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam.

Sử dụng chữ ký số khi ký hợp đồng điện tử là không bắt buộc, nhưng được khuyến khích sử dụng. Các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau về việc sử dụng chữ ký số hay không.

Trên đây là những thông tin về chữ ký số cá nhân. Hy vọng, qua bài viết này, CyberSign sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chữ ký số cá nhân. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ hotline 19002038 để được giải đáp và tư vấn trực tiếp.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital