Chủ thể của hợp đồng là gì? Quy định pháp luật về chủ thể hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng

Trong giao kết hợp đồng thì chủ thể của hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể hợp đồng như thế nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của CyberSign nhé

Chủ thể của hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Chủ thể của hợp đồng được định nghĩa là cá nhân, pháp nhân cùng các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về thủ tục nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện về chủ thể của hợp đồng

Trường hợp thứ nhất: chủ thể của hợp đồng là cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, cụ thể như sau:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình với việc  xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trường hợp thứ hai: chủ thể của hợp đồng là pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được hiểu là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

  • Các điều kiện đối với một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm.
  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chủ thể của hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu như thế nào?

Đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng ( được gọi chung là bên được đề nghị).

Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Thời điểm nào đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định dựa theo: 

  • Bên đề nghị ấn định
  • Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, ngoại trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Bên cạnh đó, các trường hợp sau được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

  • Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị đối tượng là pháp nhân. 
  • Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
  • Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Như vậy, CyberSign đã cung cấp các thông tin về chủ thể hợp đồng là gì cùng các điều luật liên quan. Hy vọng quý bạn đọc nhận được các thông tin hữu ích về các quy định trong hợp đồng. Mọi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 1900 2038.

Nef Digital