Những lưu ý về đặc điểm của hợp đồng thương mại

đặc điểm của hợp đồng thương mại

Trong hoạt động giao thương hàng hóa, hợp đồng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực thương mại. Vậy có bao nhiêu đặc điểm của hợp đồng thương mại. Tất cả sẽ được CyberSign giải đáp qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể kinh doanh nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

Theo Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Luật Thương Mại 36/2005/QH11 và Bộ Luật Dân sự điều chỉnh mọi hoạt động thương mại trên đất nước Việt Nam bao gồm hợp đồng thương mại.

Những đặc điểm của hợp đồng thương mại

Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Những  đặc điểm của hợp đồng thương mại cần được lưu ý như sau:

Chủ thể giao kết hợp đồng 

Đối với hợp đồng thương mại thì chủ thể giao kết là thương nhân. Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không phải thương nhân mà tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại cũng trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại (Luật thương mại năm 2005).

Đối tượng của hợp đồng thương mại

Mỗi loại hợp đồng sẽ hướng đến đối tượng khác nhau, thông thường đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa. Theo Khoản 2, Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.

Như vậy, hàng hóa trong hợp đồng thương là hàng hóa đang tồn tại và sẽ được hình thành trong tương lai, cũng có thể là động sản hoặc bất động sản được cấp phép lưu thông trong thương mại. 

Cách thức giao kết hợp đồng 

Hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức các bên thỏa thuận với nhau được thể hiện bằng lời nói, văn bản, xác lập các hành vi cụ thể theo Điều 24, Luật Thương mại 2005. Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng phải lập thành văn bản và tuân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các hợp đồng thương mại được lập dưới hình thức là thông điệp dữ liệu, điện báo, fax,… cũng có giá trị pháp lý tương đương.

Mục đích của hợp đồng thương mại

Mục đích của việc các bên ký kết hợp đồng thương mại nhằm sinh lợi. Do vậy, các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại đều vì lợi ích lợi nhuận.

Đối với hợp đồng giữa thương nhân với chủ thể không phải thương nhân, không nhằm mục đích sinh lợi thì việc áp dụng Luật Thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng sẽ do bên chủ thể không nhằm mục đích lợi nhuận quyết định theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Luật Thương mại năm 2005.

Nội dung trong hợp đồng thương mại bao gồm những gì?

Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận. Nội dung được soạn càng chi tiết thì thực hiện hợp đồng dễ dàng, thuận lợi tránh tranh chấp xảy ra. Nội dung được quy định tại Luật Thương mại 2005 bắt buộc phải có trong hợp đồng thương mại.

Điều 398 Luật Dân sự năm 2015 quy định các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng gồm có:

  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm
  • Phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Ngoài ra, tùy theo tính chất của hợp đồng, các bên giao kết có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận với các nội dung nêu trên. 

Nội dung của hợp đồng được làm rõ nhờ có sự bổ sung của phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, nhưng nội dung của phụ lục không trái với hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản đó không có hiệu lực, trừ khi có thỏa thuận khác.

Đối với trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng coi như điều khoản đó đã được sửa đổi trong hợp đồng. 

Tầm quan trọng của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý trong hoạt động thương mại đối với việc mua bán hàng hàng và cung ứng dịch vụ cho đối tác. 

Hợp đồng thương mại là công cụ “đắc lực” của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hợp đồng thương mại được các bên tham gia thỏa thuận thông qua niềm tin và bảo đảm sẽ thực hiện trong tương lai.

Thông qua hợp đồng thương mại, doanh nghiệp có thể loại bỏ các đối tác có tư duy hay ý đồ làm ăn không chính đáng khi tham gia vào hoạt động thương mại.

Sự an toàn trong thế giới kinh doanh thì phụ thuộc vào Luật Thương mại và pháp luật thương mại. Từ đó có thể xác định người có thẩm quyền giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.

Tạo lập, giao kết hợp đồng thương mại trên CyberSign

CyberSign – Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập, giao kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế nói chung,  thương mại nói riêng. Phần mềm CyberSign với các tính năng vượt trội:

  • Ký văn bản, hợp đồng điện tử mọi lúc, mọi nơi
  • Đa dạng phương thức ký duyệt, phân quyền người dùng
  • Theo dõi trực tiếp quá trình ký duyệt
  • Chia sẻ và truyền tải hợp đồng dễ dàng

Như vậy, CyberSign đã cung cấp thông tin về đặc điểm của hợp đồng thương mại. Hy vọng quý doanh nghiệp lưu ý các đặc điểm và tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có khi giao kết hợp đồng thương mại. Mọi thông tin cần được giải đáp vui lòng liên hệ 1900 2038 để được giải đáp.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital