Dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi và những hạn chế

Lý do phải sửa đổi Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006, được xây dựng trên cơ sở Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 là luật khung, quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử. 

Sau gần 15 năm thực hiện, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và các luật chuyên ngành khác tạo hành lang pháp lý hỗ trợ mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội,… Mặc dù vậy, trước bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, Luật Giao dịch điện tử 2005 đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, Nội dung cơ bản của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 mang tính khung và tính nguyên tắc chung. Vì vậy, khó thực thi tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

Thứ hai, do là Luật khung, nên chỉ có một số lĩnh vực chịu áp lực lớn của hội nhập quốc tế, có nhu cầu cấp thiết tự thân mới tiên phong xây dựng các văn bản dưới luật để thực thi: Thông tin và Truyền thông (chữ ký số), Ngân hàng (thanh toán điện tử), Tài chính (giao dịch chứng khoán, hoá đơn điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử) và Thương mại điện tử. Với nhiều lĩnh vực khác, việc áp dụng giao dịch điện tử vẫn khó khăn do thiếu các quy định cụ thể. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 còn không áp dụng cho khá nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống, kinh tế và xã hội.

Thứ ba, hiện nay, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực và phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp đáp ứng nhu cầu thực tế, đảm bảo thể chế pháp luật phải theo kịp sự phát triển.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là rất cần thiết, nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 

  • Sửa đổi: Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử.
  • Bổ sung quy định về hành vi bị cấm liên quan tới: định danh điện tử và xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy, giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với nhau, giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bổ sung hình thức mới của thông điệp dữ liệu: văn bản điện tử, … Bổ sung quy định về thông điệp dữ liệu an toàn. Sửa đổi quy định về địa điểm gửi, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu để tránh hiểu sai gửi, nhận thông điệp dữ liệu phải ở nơi cư trú hoặc trụ sở.
  • Bổ sung quy định về chuyển đổi tài liệu giấy sang tài liệu điện tử: phương thức chuyển đổi, điều kiện đáp ứng của tài liệu điện tử sau khi chuyển đổi, giá trị của tài liệu điện tử sau khi chuyển đổi từ tài liệu giấy. Bổ sung quy định về chữ ký điện tử an toàn.
  • Bổ sung quy định về định danh điện tử, xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy và nhà cung cấp dịch vụ tin cậy.

Nef Digital