Hợp đồng ba bên là gì? Quy định pháp lý, nguyên tắc ký hợp đồng ba bên

hợp đồng ba bên

Hợp đồng dân sự hai bên không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Ngoài hình thức phổ thông này, hợp đồng dân sự còn có hình thức ba bên cùng giao kết để đưa ra các điều khoản và cùng thực hiện để đạt lợi ích. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về hợp đồng ba bên và nội dung hợp đồng ba bên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hợp đồng ba bên là gì?

Bản chất của hợp đồng ba bên là một dạng hợp đồng dân sự được thực hiện dưới hình thức ba bên giao kết, cùng thỏa thuận về một mục đích chung để đưa ra các điều khoản và cùng nhau thực hiện.

Các loại hợp đồng thông dụng

Hiện nay tùy theo mục đích, nhu cầu giao kết mà có nhiều loại hợp đồng 3 bên khác nhau xuất hiện. CyberSign xin giới thiệu các loại hợp đồng 3 bên thông dụng nhất dành cho tổ chức và cá nhân.

Hợp đồng thế chấp tài sản ba bên

Hợp đồng thế chấp tài sản ba bên là một dạng văn bản pháp lý sử dụng cho các hoạt động vay vốn ngân hàng dưới hình thức thế chấp tài sản. Ngoài ra, dạng hợp đồng này còn được sử dụng trong việc ký kết giữa ngân hàng, chủ đầu tư dự án bất động sản và khách hàng mua chung cư để ngân hàng cho khách hàng mua căn hộ của chủ đầu tư.

Ví dụ: Bên vay vốn (Công ty A) ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng C cùng bên thế chấp tài sản (Công ty B). Trong đó, công ty B sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của công ty A đối với ngân hàng C.

Hợp đồng hợp tác ba bên

Hợp đồng hợp tác ba bên là dạng văn bản pháp lý giữa ba chủ thể, nhằm xác minh hoạt động ký kết và những nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện thông qua các điều khoản.

Ví dụ: Công ty xây dựng A và chủ đầu tư B cùng ký kết hợp tác triển khai dự án tòa nhà tích hợp trung tâm thương mại và nhà ở. Bên A và B thống nhất để công ty C quản lý, vận dự án tòa nhà sau khi hoàn thành. Ba công ty tiến hành ký hợp đồng hợp tác ba bên. Trong đó, công ty A chịu trách nhiệm thi công dự án, Công ty B sẽ đầu tư tài chính và Công ty C sẽ là bên vận hành tòa nhà để đảm bảo nguồn lợi nhuận giữa ba bên đã ký kết ban đầu.

Hợp đồng hai bên vì lợi ích bên thứ ba

“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”. (Khoản 5 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Có thể nói, hợp đồng hai bên vì lợi ích bên thứ ba là dạng văn bản pháp lý đặc biệt bởi có sự xuất hiện của mối quan hệ pháp lý bên thứ ba. Cả hai chủ thể tham gia ký kết đều phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng để bên thứ ba được hưởng lợi từ thỏa thuận đó.

Ví dụ: Công ty B ký hợp đồng hợp tác với công ty vận chuyển C để giao sản phẩm đến khách hàng của mình (công ty A).

Hợp đồng ba bên
Hợp đồng ba bên là hình thức hợp đồng dân sự được sử dụng trong trường hợp giữa ba bên giao kết điều khoản hợp đồng.

Điều 145, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng quy định: “Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba”.

Nguyên tắc ký kết hợp đồng ba bên cần biết theo quy định của pháp luật hiện hành

Quy định về nội dung của hợp đồng ba bên 

Nội dung của hợp đồng ba bên tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Các chủ thể tham gia ký kết phải có thỏa thuận trong bản hợp đồng về các nội dung chính như sau:

  1. Chủ thể liên quan trong hợp đồng là tổ chức hay cá nhân.
  2. Số lượng và chất lượng sản phẩm
  3. Giá cả của sản phẩm, đối tượng giao kết trong hợp đồng
  4. Hình thức và phương thức giao dịch giữa ba bên
  5. Thời gian, địa điểm và phương thức ký kết hợp đồng
  6. Quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia ký kết
  7. Trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các hạng mục đã thỏa thuận trong hợp đồng

Quy định về hình thức của hợp đồng ba bên

Thông thường đối với hợp đồng dân sự hai bên thì phương thức giao kết thường diễn ra dưới các hình thức bằng miệng, bằng văn bản,… Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2015, đối với hợp đồng có ba bên ký kết, việc xác lập hợp đồng phải được thực hiện trên văn bản cụ thể, đính kèm chữ ký của ba bên liên quan bằng quy định rõ về từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để tránh các tranh chấp phát sinh sau này.

Mặt pháp lý của hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý khi cả ba chủ thể cùng tham gia ký kết vào hợp đồng và đầy đủ chữ ký của cả ba bên, trường hợp một trong ba bên ủy thác ký thay vẫn sẽ được công nhận.

Quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên

Giá trị pháp lý là yếu tố quan trọng khi thực hiện giao kết trong bất cứ hình thức hợp đồng nào. Giao kết hợp đồng như thế nào và thực hiện ra sao có vai trò quyết định hợp đồng đó có tính ràng buộc và hợp pháp hay không. Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên được xác định khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

  1. Ba bên tham gia ký kết phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
  2. Nội dung hợp đồng phải được ba bên thống nhất dựa trên tình thần tự nguyện.
  3. Hợp đồng ba bên phải đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hiện hành.
  4. Chủ thể trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng trong trường hợp một trong ba bên là tổ chức thì bắt buộc phải tương xứng với thẩm quyền được giao.

Trong trường hợp hợp đồng ký kết mà không đáp ứng đủ những quy định về mặt pháp lý thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu hoàn toàn hoặc vô hiệu một phần dựa trên các nội dung được quy định trong hợp đồng ba bên đã ký kết. 

Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ba bên

Việc tuân thủ các nguyên tắc chung khi ký hợp đồng ba bên là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của giao kết. Các nguyên tắc đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch và tránh các trường hợp phát sinh. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ba bên:

  • Các thông tin được cung cấp bởi ba bên yêu cầu sự chính xác nhằm tránh các sai sót liên quan tới pháp lý và thỏa thuận sau này.
  • Sự hợp tác, thỏa thuận giữa cả 3 bên phải được thể hiện dựa trên sự bình đẳng về lợi ích để tránh các bất đồng và mâu thuẫn ảnh hưởng tới quyền lợi của các chủ thể tham gia.
  • Cần có riêng một điều khoản vi phạm hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ và sự gắn kết giữa ba bên.
  • Đại diện của các bên tham gia giao kết phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, tốt nhất là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền có giấy xác nhận.

Ký hợp đồng 3 bên cùng hợp đồng điện tử CyberSign

CyberSign là phần mềm ký số và hợp đồng điện tử được phát triển bởi Công ty Cổ phần CyberLotus. Đây giải pháp hứa hẹn tạo nên một “cuộc cách mạng” về phương thức giao dịch trong thời kỳ chuyển đổi số.

Ứng dụng CyberSign cho phép người dùng loại bỏ giấy tờ và chữ ký truyền thống bằng cách thực hiện ký kết hợp đồng trên ứng dụng điện tử. Ứng dụng được phát triển trên nền tảng Cloud, người dùng có thể tiết kiệm thời gian bằng cách giao thương trực tuyến, ký kết văn bản từ xa với đối tác  Bên cạnh đó,hợp đồng điện tử CyberSign giúp doanh nghiệp thiết lập một quy trình nghiệp vụ linh hoạt, khoa học, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.

Một trong những ưu điểm vượt trội của phần mềm CyberSign có thể kể đến:

  • Khởi tạo hệ thống tổ chức nhanh chóng
  • Ký hợp đồng điện tử linh hoạt
  • Trình ký và phê duyệt văn bản nội bộ theo quy trình
  • Đa phương thức ký duyệt
  • Hỗ trợ đa nền tảng
  • An toàn và bảo mật

Trên đây là giải đáp về hợp đồng ba bên và nội dung của hợp đồng ba bên theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu quý khách còn những thắc mắc hay cần hỗ trợ hay liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19002038 để được tư vấn trực tiếp. 

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital