Hiện nay, hợp đồng điện tử và chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại các tổ chức, doanh nghiệp. Hợp đồng điện tử, chữ ký số đã hỗ trợ các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp ký kết hợp đồng dễ dàng, nhanh chóng. Vậy hợp đồng điện tử và chữ ký số khi thực hiện giao kết hợp đồng như thế nào. Hãy tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây của CyberSign.
Mục lục
Khái niệm hợp đồng điện tử và chữ ký số
Khái niệm về hợp đồng điện tử
Theo điều 385 Luật Dân sự 91/2015/QH13 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”.
Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, nhằm xác định sự thỏa thuận giữa các bên về việc thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng điện tử được tạo ra, được nhận, được gửi đi và lưu trữ trên các phương tiện điện tử.
Khái niệm về Chữ ký số
Chữ ký số được định nghĩa là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra nhờ công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số thay thế chữ ký tay của cá nhân và con dấu của doanh nghiệp, được thừa nhận pháp lý khi thực hiện các giao dịch điện tử.
Chữ ký số có các đặc điểm như sau:
- Khả năng xác định nguồn gốc: Có thể xác thực danh tính người dùng của chữ ký số thông qua chứng thư số của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tính bảo mật cao: Chữ ký số có 2 lớp mã khóa, đảm bảo tính bảo mật và không bị đánh mất thông tin.
- Tính toàn vẹn: Bảo đảm chỉ có người nhận văn bản/tài liệu đã ký số mới có thể mở văn bản/tài liệu đó. Chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản/tài liệu/hợp đồng bị điện tử trong môi trường điện tử.
- Tính không thể phủ nhận: Chữ ký số không thể bị xóa bỏ cũng không thể thay thế.
Tính pháp lý của chữ ký số trong hợp đồng điện tử hay không?
Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định trường hợp văn bản, hợp đồng điện tử cần có chữ ký (của cá nhân) hoặc con dấu của tổ chức thì có thể ký số bằng chữ ký số được cấp bởi CA được cấp phép tại Việt Nam cho cá nhân hoặc tổ chức đó.
Chữ ký số đó được coi là hợp lệ khi đáp ứng thêm điều kiện đó là được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
Ký số trên hợp đồng điện tử CyberSign
Giờ đây, thay vì ký kết hợp đồng theo phương thức truyền thống, bạn có thể ký số trên hợp đồng điện tử. Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử CyberSign là một trong các giải pháp hữu hiệu, hỗ trợ ký hợp đồng từ xa một cách hiệu quả nhất.
Quy trình ký hợp đồng điện tử trên CyberSign gồm 3 bước:
Bước 1: Tải văn bản, tài liệu lên trên phần mềm
Bạn có thể tải file sẵn có hoặc từ biểu mẫu đã được soạn sẵn.
Bước 2: Ký hợp đồng theo quy trình trình ký
Thực hiện các thao tác phê duyệt hoặc ký số, ký điện tử theo luồng nghiệp vụ tuần tự hoặc song song.
Bước 3: Kiểm tra lại và phân phối hợp đồng đã ký
Kiểm tra lại nội dung và chữ ký số trong hợp đồng và tải xuống, chia sẻ hoặc gửi mail cho đối tác nhanh chóng.
CyberSign cho phép người dùng trình ký và duyệt văn bản nội bộ, thiết lập quy trình nghiệp vụ, giao kết hợp đồng điện tử. Thông qua vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp có thể thực hiện ký kết nhiều văn bản cùng lúc, từ đó tối ưu vận hành.
Như vậy, CyberSign đã cung cấp các thông tin hữu ích về hợp đồng điện tử và chữ ký số. Mọi ý kiến thắc mắc và các thông tin cần giải đáp, quý khách hàng/đối tác vui lòng liên hệ 1900 2038 để được hỗ trợ.
—————————
CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS
Tổng đài CSKH: 1900 2038
Hotline: 024.32.0000.77
Website: https://cybersign.vn/
Email: info@cyberlotus.com