Khi giao kết hợp đồng, mọi người cần nắm rõ luật về giao kết hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, có nhiều người còn chưa nắm rõ. Cùng CyberSign tìm hiểu luật giao kết hợp đồng điện tử qua bài viết sau đây.
Mục lục
Hợp đồng và giao kết hợp đồng điện tử là gì?
“Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành qua việc sử dụng thông điệp dữ liệu” quy định tại Điều 11, mục 1 Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL.
Theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005 thì quy định: ”Hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng dữ liệu theo quy định của Luật này”.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ trên các phương tiện điện tử.
Giao kết hợp đồng điện tử là quá trình các bên thỏa thuận hợp đồng thực hiện ký bằng cách sử dụng ít nhất một kỹ thuật. Giao thức được sử dụng trên internet và có giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử
Theo điều 35, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 quy định các điều kiện giao kết hợp đồng điện tử sau:
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
- Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Luật về giao kết hợp đồng điện tử
Chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng điện tử
Thông thường, hợp đồng sẽ có tối thiểu hai bên tham gia giao kết, đó là bên đề nghị và bên chấp thuận, bên bán và bên mua,… Tuy nhiên, trong hợp đồng điện tử sẽ có ít nhất ba chủ thể tham gia trong hợp đồng thay vì hai. Đó chính là các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử, các nhà mạng,…
Các đơn vị này thực hiện việc gửi, lưu trữ thông tin giữa các bên, tham gia vào việc xác minh thông tin tin cậy khi giao kết hợp đồng điện tử. Chủ thể thứ 3 không tham gia vào quá trình thương lượng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng. Không những vậy, các quy định đối với quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba rất quan trọng khi thực hiện giao dịch điện tử ở mỗi quốc gia.
Phương thức giao kết hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử đặc trưng cho hoạt động giao dịch được thiết lập từ xa. Do vậy, quá trình thực hiện giao kết hợp đồng điện tử không giống như hợp đồng giấy. Biện pháp giao kết hợp đồng điện tử sẽ thông qua email, ứng dụng thông minh trên điện thoại, phần mềm hỗ trợ trên máy tính, ứng dụng tin nhắn,…
Hợp đồng thì bắt buộc phải có chữ ký nhằm khẳng định sự thỏa thuận, với các bên đối tác thông qua các điều khoản trong hợp đồng. Đối với hợp đồng truyền thống các bên đối tác sẽ phải ký vào cùng một văn bản cũng có thể sử dụng con dấu, điểm chỉ…
Giờ đây, chữ ký điện tử được thay thế cho chữ ký tay khi giao kết hợp đồng điện tử. Bởi chữ ký điện tử ngăn ngừa giả mạo chữ ký, xác thực thông điệp dữ liệu người ký và đảm bảo tính toàn vẹn thông tin dữ liệu khi các bên tham gia giao kết.
Thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu khi giao kết hợp đồng điện tử
Hợp đồng truyền thống được soạn thảo thành văn bản, giao kết khi hai bên gặp nhau trực tiếp, trao đổi với nhau bằng các tài liệu giao dịch liên quan và ký hợp đồng bằng chữ ký tay. Đối với giao kết hợp đồng điện tử thì các bên thỏa thuận hoạt động trên internet. Các bên dù có khoảng cách về vị trí địa lý thì ở bất nơi đâu thời điểm nào cũng có thể truy cập vào mạng để gửi, nhận, lưu trữ trên phương tiện điện tử, đề nghị hay chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng.
Quy định về việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20 của Luật Giao dịch Điện tử như sau:
Thời điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết hợp đồng
- Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo (Khoản 1 Điều 17 Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11).
- Trường hợp người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định.
- Trường hợp người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận (Khoản 1 Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11).
Địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết hợp đồng
+ Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch (Khoản 2 Điều 17 Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11).
+ Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch (Khoản 2 Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11).
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử quy định tại Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11 như sau:
“Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.”
Lời kết
Trên đây là luật về giao kết hợp đồng điện tử. Thông qua bài viết CyberSign hy vọng quý bạn đọc hiểu rõ hơn về luật giao kết hợp đồng điện tử tránh các sai phạm không đáng có.
—————————
CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS
Tổng đài CSKH: 1900 2038
Hotline: 024.32.0000.77
Website: https://cybersign.vn/
Email: info@cyberlotus.com