Phân biệt số hóa và chuyển đổi số – doanh nghiệp tránh nhầm lẫn

Số hóa và chuyển đổi số

Số hóa và chuyển đổi số đều liên quan đến các thành tựu công nghệ trong thời đại kỷ nguyên số. Do vậy, hai khái niệm này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn về tính chất, cách thức, quy trình thực hiện. CyberSign cung cấp bài viết dưới đây để mọi người hiểu hơn về số hóa và chuyển đổi số.

Số hóa là gì?

Số hóa được hiểu là sự biến đổi giá trị thực sang giá trị số, chuyển đổi thông tin từ vật lý, analog sang dạng kỹ thuật số (thành các dãy số nhị phân 0 và 1). Các thông tin được đưa lên hệ thống của máy tính, xử lý bằng phần mềm và lưu trữ, tìm kiếm dễ dàng.

Số hóa quy trình là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình vận hành, giúp cho quá trình xử lý thông tin trở nên đơn giản hơn. Từ đó, tăng hiệu suất làm việc cho cán bộ nhân viên và doanh nghiệp.

Lợi ích của việc số hóa thông tin bao gồm:

  • Nâng cao hiệu suất công việc
  • Tạo ra nhiều sản phẩm, giá trị mới
  • Tăng khả năng tương tác với hệ thống và phần mềm khác.
  • Tối giản hóa và giảm chi phí vận hành
  • Tăng cường bảo mật thông tin
  • Tăng trải nghiệm khách hàng

Một ví dụ điển hình cho quá trình số hóa đó là các tổ chức/doanh nghiệp dịch chuyển các quy trình kinh doanh và lưu trữ tài liệu lên Cloud (nền tảng điện toán đám mây).

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là giai đoạn ứng dụng số hóa và số hóa quy trình vào tổ chức, doanh nghiệp. Người đứng đầu cần thay đổi tư duy để từ đó ứng dụng công nghệ số vào quy trình vận hành nhằm tổ chức, quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tạo ra các giá trị mới và tăng doanh thu. 

Ví dụ về chuyển đổi số: Các doanh nghiệp chuyển đổi từ thanh toán bằng Séc, tiền mặt sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như quét mã QR, mobile money, ví điện tử,… Để có thể thực hiện quá trình này, doanh nghiệp cần thực hiện số hóa và số hóa quy trình để đưa thông tin lên hệ thống công nghệ, sau đó sử dụng các tiến bộ công nghệ Big Data, AI để phân tích, liên kết và triển khai các hình thức thanh toán tiện lợi cho người mua và người bán.

Phân biệt số hóa và chuyển đổi số

Tầm quan trọng của chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, là nền tảng cho một nền kinh tế hiện đại”. Cho thấy chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp bởi vì:

  • Thay đổi tư duy quản lý, vận hành của cấp lãnh đạo từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp
  • Giảm chi phí vận hành 
  • Xây dựng chiến lược khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Ngoài ra, chuyển đổi số có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực khác của xã hội: chính phủ, y học, khoa học, truyền thông,… để phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện đại, hùng cường.

Chuyển đổi số mang lại lợi ích gì?

Chuyển đổi số đã làm con người thay đổi phong cách sống, cách làm việc và thực hiện các giao dịch với nhau. 

Chuyển đổi số đối với chính phủ, dựa vào dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm của người dân đối với các dịch vụ do nhà nước cung cấp thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức vận hành, quản lý của cơ quan nhà nước.

Những lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó bao gồm: 

  • Thu thập nguồn dữ liệu 
  • Quản lý tài nguyên doanh nghiệp tốt hơn
  • Tổng hợp chi tiết dữ liệu về khách hàng 
  • Tăng trải nghiệm cho khách hàng
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
  • Nâng cao  sự nhanh nhẹn của doanh nghiệp 
  • Tích hợp hệ thống, cải thiện năng suất làm việc

Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không thực hiện chuyển đổi số?

Doanh nghiệp không thực hiện chuyển đổi số sẽ bị bỏ lại phía sau vì: 

  • Không chịu thay đổi, tiếp thu, áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Sản phẩm không được nâng cấp, cải tiến, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng khiến lợi nhuận, doanh thu giảm.
  • Môi trường làm việc doanh nghiệp trở nên nhàm chán
  • Không nắm xu hướng công nghệ để đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên internet
  • Không thể cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Số hóa và chuyển đổi số khác nhau như thế nào?

Giống nhau

Số hóa và chuyển đổi số giống nhau ở việc áp dụng công nghệ thay đổi phương thức hoạt động truyền thống tiến lên phương thức hoạt động đơn giản, hiện đại.

 Số hóa và chuyển đổi số được thực hiện bằng cách áp dụng dung công nghệ từ cơ bản đến phức tạp, từ số hóa dữ liệu vật lý sang kỹ thuật số; phức tạp khi ứng dụng công nghệ AI, IoT, Big Data,… nhằm tăng hiệu quả, tăng năng suất công việc và tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.

Khác nhau

Yếu tốSố hóaChuyển đổi số
Tính chấtỨng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu.– Áp dụng dữ liệu đã được số hóa và số hóa quy trình, thông qua việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược áp dụng vào doanh nghiệp. 
– Thay đổi tư duy của người lãnh đạo, quy trình vận hành doanh nghiệp hiệu quả, tăng năng suất công việc và tạo ra các giá trị mới. 
Con ngườiYêu cầu nhân sự có tay nghề cao. Từ đó, phát triển và sử dụng thành thạo các phần mềm.Yêu cầu lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đó phối hợp với các phòng ban, bộ phận  tham gia vào quy trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp. 
Thời gianThực hiện trong thời gian ngắn (vài tháng). Phụ thuộc vào yêu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp.Thực hiện trong quãng thời gian dài (3-5 năm). Không chỉ áp dụng công nghệ mà còn thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh và tư duy làm việc của nhân sự doanh nghiệp.Chuyển đổi số cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Tương lai của chuyển đổi số

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường IDC, chi phí đầu tư vào chuyển đổi số sẽ đạt 6.800 tỷ USD. Hiện nay có nhiều công ty đang tận dụng các chiến lược đầu tư hiện có cùng sự trợ giúp của công nghệ để trở thành doanh nghiệp số tương lai.

Theo chuyên gia từ Công ty cổ Phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) nhận định rằng, nhu cầu số hóa của doanh nghiệp trong nước và Chính phủ vẫn diễn ra rất mạnh mẽ, phù hợp với định hướng của Chính phủ về chuyển đổi số.

Từ hai nhận định trên có thể thấy ngoài chi phí đầu tư thì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chuyển đổi số chính là con người. 

Đầu tiên, các cấp lãnh đạo, quản lý nghiêm túc cập nhật, tìm hiểu các thông tin về số hóa để hoạch định chiến lược chuyển đổi số nhanh chóng, toàn diện cho doanh nghiệp.

Thứ hai, đơn vị chuyển đổi số thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Bởi tham gia vào quá trình này cần sự đồng thuận nhất quán của tất cả mọi người, từ vị trí nhân sự nhỏ nhất. Đây là sự thay đổi lớn về văn hóa của doanh nghiệp, từ lối mòn vận hành cũ sang cơ chế năng động, phù hợp với xu hướng thời đại.

 Cuối cùng, người dân cũng là tương lai của chuyển đổi số vì họ đã và đang  ứng dụng các công nghệ số vào đời sống để cuộc sống trở nên tiện lợi và phong phú hơn.

Chuyển đổi số với phần mềm CyberSign

CyberSign là phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử, một trong những sản phẩm nằm trong bộ giải pháp về số hoá và chuyển đổi số cho doanh nghiệp của CyberLotus. CyberSign là công cụ hữu ích giúp vận hành bộ máy doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến với các đặc điểm ưu việt sau:

  • Ký số văn bản, hợp đồng điện tử mọi lúc mọi nơi
  • Đa nền tảng, đa phương thức ký duyệt 
  • Thiết lập thời gian, phân quyền người dùng
  • Theo dõi quá trình ký dễ dàng
  • Quản lý, lưu trữ số lượng lớn văn bản, hợp đồng
  • Chia sẻ cho đối tác/nhân viên nội bộ tiện lợi

Hy vọng bài viết giúp quý bạn đọc hiểu rõ về số hóa và chuyển đổi số. Truy cập CyberSign và đăng ký dùng thử ngay hôm nay.

—————————

CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS

Tổng đài CSKH: 1900 2038

Hotline: 024.32.0000.77

Website: https://cybersign.vn/

Email: info@cyberlotus.com

Nef Digital