Hợp đồng điện tử – “Mặt hàng “thiết yếu” của doanh nghiệp đương thời

Hợp đồng điện tử với doanh nghiệp

Vai trò và sức ảnh hưởng của hợp đồng điện tử với doanh nghiệp trong thời gian gần đầy là điều không thể phủ nhận.

Hàng trăm doanh nghiệp đã quyết định đưa hợp đồng điện tử vào danh sách “hàng thiết yếu” trong bối cảnh giãn cách hiện nay. Nhiều công ty, doanh nghiệp lớn đã sớm nhận ra vấn đề này. Từ đó chuyển đổi và áp dụng số hóa quy trình làm việc hiệu quả như: Vinamilk, Vietjet Air, Vietbank, Ford Việt Nam, Toyota Financial Group, ASC, 30 Shine…

>> Xem thêm: Chuyển đổi số giúp Vinamilk vượt “phép thử” Covid-19 như thế nào?

Nhu cầu ký kết hợp đồng điện tử tăng 100%

Trước đây, công ty giao nhận vận chuyển quốc tế, logistic và thương mại thường mất ít nhất ba ngày để hoàn thiện quy trình trên. Giãn cách, thời gian ký hợp đồng rơi vào trạng thái “không thể xác định” bởi các quy định hạn chế di chuyển.

Trong tâm điểm của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý, chữ ký số tăng đến 100%. Với phần mềm quản lý văn bản trên nền tảng đám mây CyberSign và chữ ký số NewCA, doanh nghiệp có thể quản lý việc khởi tạo, phê duyệt, ký kết và lưu trữ hợp đồng, hồ sơ trên nền tảng duy nhất, tại bất kỳ thời điểm nào. Chi phí chỉ bằng 15-20% so với ký kết truyền thống.

Nền tảng ký kết hợp đồng điện tử đảm bảo quy định pháp lý

Trước đại dịch Covid-19, với nhiều doanh nghiệp, việc ký kết trên nền tảng số không chỉ đảm bảo kinh doanh không gián đoạn mà sẽ là bước đệm cho quá trình chuyển đổi số trong tương lai.

>> Nội dung liên quan: Nắm rõ 5 lưu ý khi mua chữ ký số cho doanh nghiệp

Hiện nay, tính pháp lý của các giao dịch này được quy định rõ trong nhiều văn bản. Tính bảo mật cũng được đảm bảo bởi các công nghệ có độ tin cậy cao.

Hành lang pháp lý cho việc ký kết đa lĩnh vực đang ngày càng được mở rộng, thông qua hàng loạt các văn bản như Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, Nghị định số 130/2018 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật lao động số 45/2019/QH14….

Bên cạnh đó là các nền tảng công nghệ và bảo mật mới nhất, cùng làn sóng chuyển đổi số đã mang đến lời giải tối ưu cho việc ký kết mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo an ninh an toàn thông tin cho hồ sơ ký kết, hỗ trợ tối đa cho việc tra cứu và lưu trữ.

Thay đổi phương thức ký kết là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng tốc hiệu quả vận hành, tạo đà cho phát triển trong tương lai. Khi nhiều doanh nghiệp chủ động dịch chuyển sẽ tạo thành làn sóng thúc đẩy phát triển giao thương đồng bộ. Với các quy trình nội bộ, khi áp dụng các giải pháp công nghệ về ký kết online sẽ thay đổi trải nghiệm cho cả nhân viên, lãnh đạo công ty, nâng cao hiệu suất trong xử lý công việc hàng ngày.

Trên thế giới, việc ứng dụng ký kết số tăng trưởng không ngừng ở nhiều lĩnh vực. Theo đó, thị trường này được dự báo sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép CAGR gần 26,6% trong giai đoạn 2021- 2030, theo Prescient & Strategic Intelligence.

Lời kết về hợp đồng điện tử

Covid-19 là một “phép thử” khắc nghiệt với các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Hậu đại dịch, bức tranh thị trường sẽ không bao giờ quay lại như trước đây. Các doanh nghiệp không chỉ cần thực lực mạnh mẽ, sức bền bỉ mà còn phải linh hoạt và nhạy bén. Từ đó tìm hướng phát triển khi nền kinh tế thiết lập được trạng thái “bình thường mới”.

CyberSign- Phần mềm quản lý ký số văn bản và hợp đồng điện tử – một trong các sản phẩm nằm trong bộ giải pháp về số hoá và chuyển đổi số các doanh nghiệp. Đây là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chuyển đổi đổi số thành công. Bên canh đó, vận hành bộ máy trên nền tảng trực tuyến một cách dễ dàng, tiết kiệm và hiệu quả.

>> Xem thêm: Ký hợp đồng điện tử, đẩy mạnh nền kinh tế số thời “Cô-vy”

Tóm lược nội dung

Nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử với doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Trong tâm điểm của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý, chữ ký số tăng đến 100%. Với phần mềm quản lý văn bản trên nền tảng đám mây CyberSign và chữ ký số NewCA, doanh nghiệp có thể quản lý việc khởi tạo, phê duyệt, ký kết và lưu trữ hợp đồng, hồ sơ trên nền tảng duy nhất, tại bất kỳ thời điểm nào. Chi phí chỉ bằng 15-20% so với ký kết truyền thống.

Những lưu ý về hợp đồng điện tử trên cơ sở pháp lý

Hành lang pháp lý cho việc ký kết đa lĩnh vực đang ngày càng được mở rộng, thông qua hàng loạt các văn bản như Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, Nghị định số 130/2018 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật lao động số 45/2019/QH14….

Nef Digital