Công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi kèm với làn sóng dịch Covid 19. Xu hướng chuyển đổi sang phương thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, CyberSign sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về hợp đồng điện tử (HĐĐT), so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống.
Mục lục
1. Hợp đồng điện tử là gì?
Theo Điều 33 Luật Giao dịch 2005, HĐĐT được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Giao kết HĐĐT sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Khi thực hiện HĐĐT, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến HĐĐT đó.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
- Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng. Bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử.
Đặc điểm nổi bật
Các đặc điểm của hợp đồng điện tử được thể hiện qua các tiêu chí như:
- Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Điểm mới của HĐĐT đó là thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử. Bạn không cần phải lo mất hồ sơ giấy hay phải lưu trữ cả khối hồ sơ.
- Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng. Ngoài hai chủ thể là bên bán và mua thì còn chủ thể thứ ba là người đứng giữa. Chủ thể thứ ba có thể là nhà cung cấp mạng, các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Quá trình giao kết hay đàm phán thực hiện hợp đồng thì chủ thể thứ ba không có thẩm quyền. Họ chỉ có thẩm quyền hỗ trợ hợp đồng có giá trị pháp lý.
- Được pháp luật công nhận về tính pháp lý. Khi sử dụng chữ ký số hợp lệ và được ký đầy đủ bởi đại diện pháp luật/đại diện uỷ quyền hợp pháp thì văn bản có tính toàn vẹn, bảo mật, chống chối bỏ trong quá trình gửi và lưu trữ hợp đồng.
- Dễ dàng truy cập ở mọi nơi. Do hợp đồng được thiết lập thông tin dưới dạng điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau mà ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
2. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền thống:
HĐĐT cũng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã khẳng định. Sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Dù là hợp đồng truyền thống hay HĐĐT thì chỉ hình thành khi các bên rõ ràng về quyền và nghĩa vụ. Sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất.
HĐĐT khi giao kết, thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất. Liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng khi tiến hành giao kết. Có hai nguyên tắc chính được quy định tại Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 là nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.
Hợp đồng điện tử khác với hợp đồng truyền thống:
HĐĐT (hợp đồng điện tử) điều tiết bởi Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại điện tử,…
Hợp đồng truyền thống có nhiều hình thức giao kết như: bằng văn bản, lời nói, hành động,… HĐĐT áp dụng giao kết văn bản điện tử và chữ ký điện tử, chữ ký số.
Các yêu cầu như hợp đồng truyền thống: đối tượng, thanh toán, quyền hạn, chủ thể ký… HĐĐT còn yêu cầu thêm các điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính hợp lệ của chữ ký điện tử, tính toàn vẹn của văn bản.
CyberSign – Phần mềm ký số văn bản và hợp đồng điện tử. Trong đó có đầy đủ các tính năng về ký kết văn bản điện tử, hợp đồng điện tử. Đảm bảo các điều kiện về mặt pháp lý, an toàn, bảo mật về mặt kỹ thuật. Từ đó, giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giao dịch trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm.
Tóm tắt nội dung:
Khái niệm về hợp đồng điện tử (HĐĐT)
HĐĐT sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Khi thực hiện HĐĐT. Các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến HĐĐT đó.
Hợp đồng điện tử khác gì với hợp đồng truyền thống?
Sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này:
• HĐĐT (hợp đồng điện tử) điều tiết bởi Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại điện tử,…
• Hợp đồng truyền thống có nhiều hình thức giao kết như: bằng văn bản, lời nói, hành động,… HĐĐT áp dụng giao kết văn bản điện tử và chữ ký điện tử, chữ ký số.
• Các yêu cầu như hợp đồng truyền thống: đối tượng, thanh toán, quyền hạn, chủ thể ký… HĐĐT còn yêu cầu thêm các điều kiện đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính hợp lệ của chữ ký điện tử, tính toàn vẹn của văn bản.
—————————
CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS
- Tổng đài CSKH: 1900 2038
- Hotline: 024.32.0000.77
- Website: https://cybersign.vn/
- Email: info@cyberlotus.com
Đọc thêm bài viết về chuyển đổi số tại: Chuyển đổi số của các doanh nghiệp lớn