Công nghệ thông tin phát triển mạnh, hợp đồng điện tử dần được được doanh nghiệp ưa “chuộng”, thay thế phương thức truyền thống. Có thể kể đến khả năng tiết kiệm thời gian, chi phí, thao tác nhanh gọn, bảo mật thông tin. Tuy nhiên còn nhiều thắc mắc xoay quanh khái niệm mới mẻ này. Cùng CyberSign tìm hiểu hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam qua bài viết dưới đây!
Nội dung liên quan: Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử?
Quy định theo Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự được giao kết dưới dạng lời nói, hành vi, văn bản.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên các bên giao kết hợp đồng truyền thống phải trực tiếp gặp mặt nhau rồi mới đi đến ký kết hợp đồng.
Quy định theo Luật giao dịch điện tử 2005
Hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005. Đây là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Nguyên tắc, các bên thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan.
Quy định theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP
Tại Điều 8 – Giá trị pháp lý của chữ ký số có quy định:
- Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký: yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.
- Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức: yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức.
Quy định theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Tại Điều 3, khoản 3 quy định. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng. Dùng đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Tại Điều 9 quy định. Hợp đồng, chứng từ điện tử có giá trị pháp lý, đáp ứng cả 2 điều kiện:
- Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử. Thời hạn: thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử.
- Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập. Được sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Tiêu chí đánh giá sự toàn vẹn: thông tin đầy đủ, chưa bị thay đổi. Trừ những thay đổi về hình thức trong quá trình trao đổi, lưu trữ, hiển thị chứng thư điện tử.
Tiêu chí đánh giá sự đảm bảo đủ tin cậy: khi một trong các biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thoả thuận giữa các bên trao đổi, sử dụng chứng từ điện tử:
- Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số của nhà cung cấp chứng thực chữ ký số hợp pháp.
- Lưu trữ tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực. Hệ thống đã được cấp phép mà các bên thỏa thuận lựa chọn.
- Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng. Việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống.
Lời kết
CyberSign – Phần mềm quản lý ký số văn bản và hợp đồng điện tử – trong đó có đầy đủ các tính năng về ký kết văn bản điện tử, hợp đồng điện tử đảm bảo các điều kiện về mặt pháp lý và an toàn, bảo mật về mặt kỹ thuật giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giao dịch trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm.
Tm hiểu về Hợp đồng điện tử được công nhận như thế nào theo Thông lệ quốc tế?
Câu hỏi thường gặp:
Tại Việt Nam, hợp đồng điện tử cần tuân thủ theo những luật nào?
Hợp đồng điện tử cần tuân thủ một vài luật tại Việt Nam như:
– Quy định theo Bộ luật dân sự 2015
– Quy định theo Luật giao dịch điện tử 2005
– Quy định theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP
– Quy định theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Tiêu chí đánh giá hợp đồng điện tử hợp tình – hợp lý – hợp lệ
Tại Điều 9 quy định. Hợp đồng, chứng từ điện tử có giá trị pháp lý, đáp ứng cả 2 điều kiện:
– Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử.
– Thời hạn: thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử.
– Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập. Được sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.