Kinh doanh nền tảng (Platform Business) là gì? Lợi ích của mô hình này?

Trong thời đại hiện nay, người ta nói rất nhiều về platform, đặc biệt là trong thế giới công nghệ, chúng ta thường gặp các thuật ngữ: Blockchain, IoT, Ai platform… Nhưng thuật ngữ Business platform (mô hình kinh doanh nền tảng) thì chưa thực sự phổ biến.

Trong thời đại hiện nay, người ta nói rất nhiều về platform, đặc biệt là trong thế giới công nghệ, chúng ta thường gặp các thuật ngữ: Blockchain, IoT, Ai platform… Nhưng thuật ngữ Business platform (mô hình kinh doanh nền tảng) thì chưa thực sự phổ biến.

Kinh doanh nền tảng là gì?

“Nền tảng là hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài với người tiêu dùng. Mục đích tổng thể của nền tảng là để tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên tham gia”.

Theo quyển sách Cuộc cách mạng nền tảng (tựa tiếng Anh là Platform Revolution)

Một số ví dụ về mô hình kinh doanh nền tảng:

  • Uber, Grab, … là mô hình kinh doanh nền tảng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, nó kết nối tài xế với người những khách hàng có nhu cầu đi lại. Giá trị mà nền tảng này tạo ra đó là những chuyến xe chở khách hàng đến nơi cần đến. Sự thuận lợi mà nó mang lại cho khách hàng là: dễ dàng gọi xe trên điện thoại thông minh, tài xế dễ dàng biết được chính xác khách hàng đang ở đâu, khách hàng dễ dàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc là bằng thẻ tín dụng…
  • Tiki, Shopee, Lazada … là mô hình kinh doanh nền tảng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Giá trị mà nền tảng này tạo ra đó là giúp người bán và người mua có thể thực hiện việc mua bán một cách dễ dàng. Sự thuận lợi mà nó mang lại cho khách hàng: tạo được một marketplace (chợ trực tuyến) để mọi người có thể mua bán dễ dàng, có thể mua hàng mọi lúc mọi nơi, hình thức thanh toán đa dạng…

Trên thực tế, chúng ta có thể kể đến rất nhiều các nền tảng khác nơi sử dụng nền cảng công nghệ số để kết nối với giữa người bán và người mua như: sàn giao dịch chứng khoán, cổng thông tin bất động sản, cổng thông tin tuyển dụng – việc làm,…

Mô hình kinh doanh nền tảng

Mô hình kinh doanh nền tảng trước hết thường gắn liền với các yếu tố về công nghệ, bởi nhờ đó mà các nền tảng này có thể kết nối giữa người sản xuất, nhà cung ứng với người tiêu dùng một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng.

Thực tế chúng ta có thể gặp rất nhiều các công ty lớn trên thế giới như Apple, Google, Amazon, Microsoft và Facebook… đều là những mô hình kinh doanh nền tảng thành công.

Lợi ích của mô hình kinh doanh nền tảng: các bên cùng có lợi

Phần lớn mọi người chỉ mới nhìn thấy phần bề nổi của mô hình kinh doanh nền tảng vai trò là khách hàng trên nền tảng đó. Phần chìm của tảng băng chính là quá trình xây dựng nền tảng và mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi của nhà phát triển nền tảng và những đơn vị hợp tác hoạt động trên đó: 

  • Giảm chi phí giao dịch: ví dụ như Uber có chi phí cực thấp trong việc kết nối chủ sở hữu tài sản (tài xế) với những người muốn truy cập, khi họ muốn (hành khách). Điều này cho phép khối lượng rất lớn giao dịch diễn ra.
  • Mô hình kinh doanh không có cản trở: loại bỏ thời gian, chi phí, tăng cường tự động hóa và giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô dễ dàng hơn.
  • Hiệu ứng mạng: phát triển một hệ sinh thái tạo ra loại tương tác phù hợp. Điều này làm tăng giá trị trên mỗi giao dịch và quay trở lại quy mô khi nhiều bên kết nối và thêm các khả năng vào nền tảng, tạo ra nhiều hiệu ứng mạng hơn
  • Thị trường luôn có hai mặt: thay thế chuỗi giá trị tuyến tính cố định, các nền tảng tạo điều kiện tạo giá trị cho cả hai bên (khách hàng và nhà cung cấp), vượt qua các silo của ngành và cho phép phân bổ rộng rãi.
  • Kết quả: chuyển đổi từ thị trường sản phẩm cạnh tranh sang các dịch vụ phù hợp và khác biệt và cuối cùng là kết quả – kết hợp các khả năng của hệ sinh thái đối tác rộng hơn để đáp ứng toàn bộ khách hàng với trải nghiệm người dùng đẳng cấp thế giới. 
  • Insight: một phần quan trọng của mô hình kinh doanh nền tảng là thu thập, phân tích và trao đổi lượng dữ liệu khổng lồ, có thể được khai thác để mang lại thông tin chi tiết và đổi mới các dịch vụ mới.
  • Tiếp cận và quản trị: tăng cường khả năng truy cập thông qua một hệ thống phần thưởng công bằng để nhanh chóng mở rộng hiệu ứng mạng.  
  • API mở và tiêu chuẩn hóa là cốt lõi – hầu hết các nền tảng thanh toán điện tử và thương mại điện tử đều sử dụng API mở để khuyến khích truy cập (hiệu ứng mạng), đổi mới và mở rộng dịch vụ sang các thị trường song song.

CyberSign – Phần mềm ký số và hợp đồng điện tử – một trong các sản phẩm nằm trong bộ giải pháp về số hóa và chuyển đổi số các doanh nghiệp – là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chuyển đổi đổi số thành công và vận hành bộ máy trên nền tảng trực tuyến (online) một cách dễ dàng, tiết kiệm và hiệu quả.

Tóm tắt nội dung

Kinh doanh nền tảng là gì?

Nền tảng là hình thức kinh doanh dựa trên việc kích hoạt sự tương tác tạo nên giá trị giữa các nhà sản xuất bên ngoài với người tiêu dùng. Mục đích tổng thể của nền tảng là để tương thích hoàn toàn giữa người dùng với sự thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền tệ xã hội, qua đó kích hoạt việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên tham gia

Lợi ích của mô hình kinh doanh nền tảng

– Giảm chi phí giao dịch
– Mô hình kinh doanh không có cản trở
– Hiệu ứng mạng
– Thị trường luôn có hai mặt
– Tiếp cận và quản trị
– API mở và tiêu chuẩn hóa là cốt lõi

—————————

CyberLotus JSC.,

Nef Digital