Sự phát triển chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu và là mô hình phổ biến ở các quốc gia hiện nay. Vậy chính phủ điện tử là gì? Lợi ích của chính phủ điện tử đem lại như thế nào? Cùng CyberSign tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Chính phủ điện tử là gì?
Hiện nay, chính phủ điện tử được định nghĩa với nhiều khái niệm khác nhau bởi nhiều tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm được sử dụng phổ biến nhất về chính phủ điện tử thuộc Nhóm nghiên cứu về chính phủ điện tử trong một thế giới phát triển:
Chính phủ điện tử là việc thúc đẩy chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả, hỗ trợ truy cập tới các dịch vụ của chính phủ bằng phương pháp áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, cho phép người dân tiếp cận nhiều hơn vào thông tin và nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân. Chính phủ điện tử có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến như Internet, các thiết bị không dây hoặc các hệ thống liên lạc khác.
Nhìn chung, chính phủ điện tử là việc cung cấp các dịch vụ của chính phủ tới công dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước khác thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin mà đặc biệt là sử dụng Internet.
Chính phủ điện tử là sự áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ thông tin trong điều hành hệ thống các cơ quan bộ máy hành chính Nhà nước. Chính phủ điện tử đóng vai trò đảm bảo đảm bảo trật tự và hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội; lấy người dân và doanh nghiệp làm gốc để nâng cao chất lượng phục vụ; chuyển sang mô hình làm việc trong cơ quan Nhà nước và hướng tới Chính phủ không giấy tờ.
Các mô hình giao dịch của chính phủ điện tử
Dựa vào các nhu cầu khác nhau của các chủ thể tham gia, chính phủ điện tử được chia thành 4 loại: G2C, G2B , G2E và G2G.
- G2C: Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho người dân (Government to Citizens)
- G2B: Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho doanh nghiệp (Government to Business)
- G2E: Dịch vụ chính phủ điện tử cung cấp cho cán bộ công chức để phục vụ người dân và doanh nghiệp (Government to Employees)
- G2G: Dịch vụ chính phủ điện tử trao đổi giữa cơ quan trong Chính phủ với nhau và giữa các Chính phủ (Government to Government)Hình thức hoạt động chủ yếu của chính phủ điện tử
Các hoạt động của chính phủ điện tử
Thư điện tử (e-mail): Thư điện tử giúp tối giản quy trình làm việc hành chính thông qua việc gửi các bản ghi nhớ, thông báo, báo cáo, bản tin.
Mua sắm công trong chính phủ điện tử: Việc mua sắm công ngay tại văn phòng cơ quan chức năng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển và đảm bảo tính minh bạch, chống tham nhũng.
Trao đổi dữ liệu điện tử: (Electronic Data Interchange – EDI) là truyền các dữ liệu mang tính bảo mật cao dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form) thông qua hệ thống máy tính điện tử trong nội bộ cơ quan hay giữa các cơ quan.
Tiếp nhận thông tin mạng: Thông qua mạng Internet, Chính phủ có thể cung cấp thông tin tới người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng về các thông tin xã hội, về chủ trương chính sách và các hướng dẫn các thủ tục hành chính.
Các dịch vụ của chính phủ điện tử
Các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ điện tử
Thay vì các cơ quan chính phủ phải trực tiếp cung cấp dịch vụ công cho người dân tại trụ sở như trước đây, thì nay có thể cung cấp dịch vụ công thông qua cổng thông tin điện tử. Điều này vừa tiết kiệm thời gian mà còn tránh tình trạng chờ đợi kéo dài.
Một số dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến là:
- Thông tin chủ trương và văn bản quy phạm pháp luật
- Thông tin về các lĩnh vực đời sống, xã hội và kinh tế thị trường;
- Dịch vụ đăng ký, cấp phép xuất nhập khẩu ;
- Dịch vụ khai báo thuế;
- Dịch vụ đăng ký kinh doanh
GIS và các dịch vụ được cung cấp qua chính phủ điện tử
CPĐT có thể sử dụng Internet và ứng dụng GIS để cung cấp được nhiều những dịch vụ mới mà người dân và doanh nghiệp quan tâm.
- Dịch vụ ứng dụng của GIS trong quản lý đất đai, giấy phép xây dựng.
- Dịch vụ thông tin quy hoạch.
- Dịch vụ ứng dụng GIS để trao đổi thông tin giữa các cơ quan, chính quyền các cấp phục vụ quản lý tài nguyên.
Chính phủ điện tử đóng vai trò gì?
Chính phủ điện tử đã và đang trở thành phương tiện góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế công nghiệp hóa Đất nước, chính phủ điện tử là nền tảng thúc đẩy công cuộc đổi mới, đón đầu xu thế thị trường. Những vai trò nổi bật của chính phủ điện tử:
- Áp dụng công nghệ thông tin vào môi trường Nhà nước, giúp chính phủ cung cấp thông tin nhanh chóng, cần thiết cho việc ra quyết định.
- Tăng tốc độ, tối ưu quy trình xử lý các thủ tục hành chính khi sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa các quy trình quản lý, hoạt động của nhà nước.
- Cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính từ xa thông qua Internet và các thiết bị điện tử
- Nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ công vụ, ứng dụng Công nghệ thông tin dùng trong Chính phủ điện tử đem lại lợi ích rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng đáp ứng nhu cầu về truy cập và xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả xử lý các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử
Mục tiêu của chính phủ điện tử
Mục tiêu của chính phủ điện tử tại Việt Nam là thúc đẩy sự phát triển công tác điều hành nhà nước của chính phủ để củng cổ các kết quả đạt được, phối hợp cả hệ thống chính trị đưa có giải pháp mang tính đột phá, khác biệt để hoàn thành các nền tảng cơ bản phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
- Phương thức hoạt động linh hoạt của chính phủ và các cơ quan Nhà nước: Từ trực tiếp sáng gián tiếp qua cổng thông tin trực tuyến.
- Nâng cao năng lực quản lý của chính phủ và các cơ quan Nhà nước các cấp: Phát huy tiềm năng của chính phủ điện tử thông qua phương thức lãnh đạo mới, trao đổi thông tin kịp thời và đưa ra quyết định chính xác..
- Nâng cao năng suất của các dịch vụ công cộng : Tối ưu quy trình hoạt động công, xây dựng Nhà nước minh bạch, hiện đại.
- Tiết kiệm chi phí cho bộ máy chính phủ
- Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng và quản lý nhà nước một cách tích cực, đáp ứng tiêu chí dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.
Các nước hiện nay trên thế giới đang cố gắng đầu tư xây dựng chính phủ điện tử. Ở Việt Nam, Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới đời sống – xã hội như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp…”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn bắt gặp nhiều khó khăn, hạn chế:
- Còn yếu kém trong lĩnh vực quản lý các dự án Công nghệ thông tin – Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin – Truyền thông.
- Trình độ dân trí chưa cao.
- Cán bộ và công nhân viên chức còn hạn chế về trình độ.
- Quy trình nghiệp vụ chưa đạt hiệu quả cao (đang trong quá trình cải cách).
Lợi ích của chính phủ điện tử
Những lợi ích mà chính phủ điện tử mang lại trong công cuộc đổi hệ thống cơ quan nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân người dân, doanh nghiệp:
– Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và ra quyết định đúng lúc cho nhân dân.
– Áp dụng công nghệ thông tin để tự động hoá, tăng tốc độ xử lý các thủ tục hành chính, các quy trình quản lý, hoạt động của chính phủ gấp nhiều lần.
– Cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính từ xa thông qua mạng Internet.
– Giúp cho các doanh nghiệp làm việc một cách hiệu quả bởi sự hướng dẫn về quy trình, thủ tục và mỗi bước công việc đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy, đồng thời mọi thông tin kinh tế được cung cấp đầy đủ để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
– Đối với công chức, hoạt động thi hành công vụ của họ được thực hiện hiệu quả hơn nhờ công nghệ thông tin dùng trong chính phủ điện tử, bởi khả năng đáp ứng nhu cầu truy cập và xử lý thông tin của công chúng.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử hiện nay
Thời gian qua, Chính phủ đã lấy người dân làm gốc để tập trung thúc đẩy các giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong môi trường quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội của địa phương, hướng tới sự hiện đại và minh bạch trong cơ quan hành chính.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước và giao dịch điện tử ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, như:
- Luật công nghệ thông tin 2006;
- Luật Giao dịch điện tử 2005;
- Luật An toàn thông tin mạng 2015;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số…
Qua đó, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước từng bước được cải thiện, tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong giải quyết công việc.
Trên đây là thông tin về chính phủ điện tử và lợi ích của chính phủ điện tử. Hy vọng qua bài viết này, CyberSign sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích. Nếu quý khách hàng còn những thắc mắc và cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua số hotline 19002308 để được tư vấn trực tiếp.
—————————
CÔNG TY CỔ PHẦN CYBERLOTUS
Tổng đài CSKH: 1900 2038
Hotline: 024.32.0000.77
Website: https://cybersign.vn/
Email: info@cyberlotus.com